XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI TỔNG CÔNG TY CẢNG HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
I. Văn hóa doanh nghiệp và các cách tiếp cận về văn hóa doanh nghiệp
I.1 Tổng quan về văn hóa doanh nghiệp
Định nghĩa văn hóa doanh nghiệp
· Văn hóa doanh nghiệp bao gồm các chuẩn mực đạo đức, hệ thống giá trị cốt lõi, môi trường làm việc tại đơn vị (Luthans,1992)
· Văn hóa doanh nghiệp là mô hình về các giá trị và niềm tin được mọi người trong tổ chức cảm nhận và chia sẻ nhờ đó thấu hiểu được tầm nhìn, sứ mệnh, các mục tiêu chủ yếu mà công ty đang theo đuổi cũng như cách thức vận hành của tổ chức (Deshpande và Webster, 1989)
· Các yếu tố cấu thành nên văn hóa doanh nghiệp
· Các yếu tố bên trong: chuẩn mực đạo đức, giá trị, niềm tin
· Các yếu tố bên ngoài: có tính thể hiện và nhìn thấy được như thái độ, hành vi,nghi thức hay nghi lễ, cách ứng xử, giaot iếp
I.2 Các cách tiếp cận về văn hóa doanh nghiệp
Phân nhóm văn hóa doanh nghiệp
Deshpande và Webster (1989) cho rằng văn hóa doanh nghiệp thuộc vào 1 trong bốn nhóm: Thị tộc (Clan); Thích ứng (Adhocracy); Thứ tự và đẳng cấp (Hierachy); và định hướng về thị trường (Market).
Joiner (2001): Định hướng quyền lực; Định hướng vào vai trò; Định hướng vào nhiệm vụ; và Định hướng vào sự thỏa mãn.
Denison (2001) phân loại văn hóa doanh nghiệp thành 4 nhóm: (i)Gắn kết (involvement): tập trung vào việc trao quyền cho nhân viên, phát triển đội/nhóm,và phát triển năng lực của nhân viên/người lao động;(ii)Bền vững hay kiên định (consistency: chú trọng đến việc theo đuổi các giá trị cốt lõi, sự hợp tác, và đồng thuận;(iii)Thích nghi: chú trọng đến việc tạo sự thay đổi, đính hướng về khách hàng; và khuyến khích tổ chức học tập; và (iv) Đính hướng vào sứ mệnh (mission): quan tâm đến việc theo đuổi các định hướng chiến lược, hoàn thành các mục đích và mục tiêu chiến lược,và sứ mệnh.
Nhược điểm lớn nhất của cách tiếp cận văn hóa văn nghiệp theo cách phân nhóm đó là một tổ chức có thể mang một số đặc trưng của nhóm này và một vài đặc trưng của nhóm khác cho nên rất khó khăn trong việc xác định văn hóa doanh nghiệp thuộc vào nhóm nào.
Các khía cạnh thể hiện văn hóa doanh nghiệp
Theo cách này văn hóa doanh nghiệp được thể hiện thông qua nhiều khía cạnh và bản thân một doanh nghiệp luôn có những đặc trưng thuộc các khía cạnh này tuy nhiên mức độ của từng khía cạnh khác nhau. Cách tiếp cận này được sử dụng phổ biến vì nó giúp tránh được những nhược điểm của việc phân loại văn hóa doanh nghiệp theo nhóm.. Các khía cạnh này thường bao gồm: (1) Định hướng dài hạn;(2)Định hướng hợp tác nội bộ; (3) Định hướng về con người; (4) Định hướng theo kết quả; (5) Định hướng cạnh tranh;(6) Đáp ứng trước những thay đổi; (7) Định hướng đổi mới và cải tiến; (8) Truyền thông mở; (9) Định hướng theo hệ thống hành chính.
Xem xét văn hóa doanh nghiệp theo các khía cạnh rất hữu ích trong việc nhận dạng thực trạng của văn hóa doanh nghiệp thông qua phỏng vấn và điều tra bằng bản câu hỏi, và nó là bước đầu trong việc tái điều chỉnh và xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
I.3 Mối quan hệ giữa chiến lược và văn hóa doanh nghiệp
Mối quan hệ giữa văn hóa doanh nghiệp và các yếu tố thiết yếu tác động đến chiến lược là một điều luôn đặt ra cho các nhà quản trị. Thực tiễn quản trị đã chỉ ra các bộ phận cấu thành trong công ty – cấu trúc, nhân viên, các hệ thống, con người, và phong cách – ảnh hưởng đến cách thức thực hiện các nhiệm vụ quản trị chủ yếu và cách thức hình thành các mối quan hệ trong quản trị. Khi triển khai một chiến lược mới thường đòi hỏi phải điều chỉnh những bộ phận cấu thành này để hỗ trợ cho những nhu cầu chiến lược được cảm nhận. Vì vậy quản trị mối quan hệ chiến lược - văn hóa đòi hỏi sự nhạy cảm với mối quan hệ giữa những thay đổi cần thiết để thực hiện chiến lược mới và sự tương đồng hay “thích hợp” giữa những thay đổi này với văn hóa công ty. Hơn thế nữa văn hóa doanh nghiệp phải giúp cho người lao động cảm nhận và thấu hiểu sâu sắc tầm nhìn, sứ mệnh, các mục tiêu chiến lược để động viên người lao động cùng tham gia thực hiện chiến lược được đề ra.Vì vậy, xây dựng văn hóa doanh nghiệp đòi hỏi phải có sự tương thích với chiến lược.
II. Quy trình xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Để xây dựng văn hóa doanh nghiệp, cần thực hiện các bước trong quy trình sau:(1) Chẩn đoán và nhận dạng văn hóa doanh nghiệp; (2) Xác định các yếu tố cơ bản của chiến lược như tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu, các giá trị cốt lõi; (3) Xác định văn hóa tương thích và hỗ trợ cho việc thực hiện chiến lược: các chuẩn mực đạo đức, giá trị, niềm tin, thái độ, hành vi, nghi thức; quy tắc ứng xử; (4) Truyền thôngvề văn hóa doanh nghiệp.
Bước 1: Chẩn đoán và nhận dạng văn hóa doanh nghiệp (Thời gian thực hiện 6- 8 tuần)
$1 - Xây dựng bản câu hỏi phỏng vấn để nhận dạng văn hóa doanh nghiệp đối với các nhà quản trị cấp cao - trung - và cấp cơ sở
$1 - Xây dựng bản câu hỏi điều tra để nhận dạng văn hóa doanh nghiệp từ góc nhìn của người lao động.
$1 - Tiến hành phỏng vấn các nhà quản trị và điều tra cảm nhận về văn hóa tổ chức của người lao động.
- Nhận dạng những khác biệt hay khoảng cách (gap) giữa cảm nhận về văn hóa doanh nghiệp giữa các cấp quản trị cũng như giữa nhà quản trị với người lao động.
Sản phẩm của bước này chính là báo cáo chẩn đoán và nhận dạng văn hóa doanh nghiệp. Bản báo cáo được trình bày trước các nhà quản trị cấp cao và trung của của do anh nghiệp để nhận thông tin phản hồi, góp ý và hoàn thiện.
Bước 2: Xác định các yếu tố cơ bản của chiến lược (thời gian thực hiện: 4 tuần)
- Thu thập các thông tin cơ bản về chiến lược như tầm nhìn, sứ mệnh, các mục tiêu, và các giá trị cốt lõi cung cấp cho khách hàng. Các thông tin thứ cấp sau khi được thu thập sẽ được phân tích sau đó nhóm tư vấn sẽ tiến hành thảo luận với các nhà quản trị cấp cao để rà soát và hiệu chỉnh nhằm tạo sự tương thích của các bộ phận cấu thành nên chiến lược như: sự mong muốn của lãnh đạo,về tầm nhìn, sứ mệnh, mục đích, mục tiêu chiến lược cũng như giải quyết vấn đề liệu các giá trị cốt lõi cung cấp cho khách hàng có hỗ trợ hoàn thành sứ mệnh và các mục tiêu chiến lược.
- Sản phẩm của bước này chính là báo cáo sơ bộ được trình bày và lấy ý kiến phản hồi từ lãnh đạo, các nhà quản trị cấp cao và cấp trung.
Bước3: Xác định văn hóa tương thích và hỗ trợ cho việc thực hiện chiến lược ( 8- 10 tuần)
Xây dựng bộ quy tắc về đạo đức bao gồm:
- Các tuyên bố dựa trên nguyên tắc nền tảng được thiết kế để tạo sự tác động đến văn hóa công ty: các giá trị cơ bản, triết lý tổng quát vế trách nhiệm của công ty,chất lượng sản phẩm, cách thức đối xử với nhân viên.
- Các tuyên bố dựa trên nền tảng chính sách: các quy trình được sử dụng trong những tình huống đạo đức cụ thể chẳng hạn như các chuẩn mực trong marketing, tuân thủ luật pháp, tài sản, cơ hội công bằng cho nhân viên
Xác định các giá trị cốt lõi
- Xác định giá trị cốt lõi tổng quát và cụ thể hóa cho từng đối tác có liên quan như khách hàng, nhà cung cấp, người lao động, cổ đông, cộng đồng địa phương.
Xậy dựng bộ tiêu chí về thái độ, hành vi, cách ứng xử, nghi lễ, nghi thức giao tiếp trong nội bộ và bên ngoài.
Sản phẩm của bước này bao gồm bộ quy tắc về chuẩn mực đạo đức, các tuyên bố giá trị tổng quát về tuyên bố giá trị cho các đối tác hữu quan, và bộ tiêu chí về cách thức ứng xử, thái độ, hành vi đối với các đối tác bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.
Bước 4: Truyền thông về văn hóa doanh nghiệp (4 tuần)
Để triển khai thực hiện văn hóa doanh nghiệp vừa được hình thành, cần tiến hành các công việc
Xây dựng chương trình truyền thông để tạo sự thấu hiểu trong toàn bộ người lao động trong doanh nghiệp về các vần đề thiết yếu như tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu, các chuẩn mực đạo đức,các giá trị cốt lõi.
Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá thực hiện có tích hợp mức độ chấp hành và tuân thủ các bộ tiêu chí về văn hóa văn nghiệp
Thực hiện 03 chương trình đào tạo về văn hóa doanh nghiệp cho ba nhóm đối tượng:
- Các nhà quản trị cấp trung;
- Cấp cơ sở;
- Và người lao động.