AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG NHÓM III

CHƯƠNG TRÌNH HUẤN LUYỆN

AN TOÀN LAO ĐỘNG, VỆ SINH LAO ĐỘNG NHÓM III

         Thời gian huấn luyện: Tổng thời gian huấn luyện ít nhất là 24 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.

Trình độ đào tạo: Bồi dưỡng nghiệp vụ

Bằng cấp sau khi kiểm tra đạt yêu cầu: Thẻ an toàn, kết quả huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động.

Đối tượng huấn luyện: (Nhóm 3, theo Nghị định số 44/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ).

Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

A. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO:

1. Kiến thức:

- Hiểu được các nội dung cơ bản về chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác an toàn - bảo hộ lao động;

- Biết được đặc điểm riêng về công việc, chế độ làm việc của các loại thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và các yếu tố nguy hiểm có hại khi làm việc;

- Trình bày được kỹ thuật an toàn lao động, vệ sinh lao động khi làm công việc hoặc vận hành thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động;

- Nắm được các phương pháp xử lý tình huống sự cố, sơ cứu tai nạn trong sản xuất.

2. Kỹ năng:

- Sử dụng được các phương tiện bảo vệ cá nhân, biết cách tự cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc trong quá trình làm việc;

- Đánh giá các yếu tố nguy hiểm và phòng tránh các tai nạn, sự cố trong quá trình làm việc.

3. Thái độ:

- Nghiêm túc, trách nhiệm trong quá trình huấn luyện, có tinh thần và ý thức chấp hành kỷ luật.

B. NỘI DUNG HUẤN LUYỆN:

1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian huấn luyện:

TT

Nội dung huấn luyện

Thời gian (giờ)

Tổng cộng

Lý thuyết

Thực hành

Kiểm tra

I

Chính sách pháp luật về an toàn lao động

8

7

1

 

1

Mục đích, ý nghĩa của công tác ATLĐ, VSLĐ; Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động trong việc chấp hành quy định về ATLĐ, VSLĐ.

1

1

   

2

Chế độ chính sách của nhà nước về ATLĐ, VSLĐ đối với người lao động

1

1

   

3

Điều kiện lao động, các yếu tố nguy hiểm độc hại gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và biện pháp phòng ngừa.

2

2

   

4

Những kiến thức cơ bản về kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động.

2

2

   

5

Công dụng, cách sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân phổ biến; các biện pháp tự cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc.

3

2

1

 

II

Tổng quan về công việc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ, VSLĐ

1,5

1,5

   

1

Khái niệm về công việc, thiết bị làm việc

0,5

0,5

   

2

Các thông số cơ bản về công việc, thiết bị

0,5

0,5

   

3

Các đặc điểm riêng về công việc, chế độ làm việc của thiết bị

0,5

0,5

   

III

Các yếu tố nguy hiểm, có hại khi làm công việc hoặc vận hành thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ, VSLĐ

2

2

   

1

Các yếu tố nguy hiểm có hại

1

1

   

2

Đánh giá các nguy cơ do các yếu tố đó gây ra

1

1

   

IV

Kỹ thuật an toàn lao động, vệ sinh lao động khi làm Công việc hoặc vận hành thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động

6,5

4,5

2

 

1

Kỹ thuật an toàn lao động

3

2

1

 

2

Kỹ thuật vệ sinh lao động

3

2

1

 

3

Biện pháp cải thiện điều kiện lao động tại nơi làm việc liên quan đến công việc, thiết bị vận hành

0,5

0,5

   

V

Xử lý các tình huống sự cố sản xuất, sơ cứu tai nạn lao động

2

1

1

 

VI

Huấn luyện theo đặc thù riêng của công việc hoặc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động

2

1

1

 
 

Kiểm tra, sát hạch kết thúc khóa huấn luyện

2

1

1

 
 

Cộng

24

18

6